Vợ cầu thủ bóng rổ VBA thót tim khi chứng kiến chồng bị phạm lỗi thô bạo
Phong cách vượt thời gian, cảm xúc của người lái và hiệu suất hoạt động là 3 cá tính nổi bật nhất của dòng xe Morgan Plus Four. Động cơ I4, dung tích 20.L tăng áp được phát triển bởi BMW có công suất tối đa 255 mã lực. Ngoài ra, Morgan Plus Four có thế tăng tốc 0 - 100 km/giờ trong 4,8 giây, trong khi vận tốc tối đa của xe đạt 240 km/giờ.Thưởng Tết Nguyên đán 2024 ở TP.HCM thấp hơn năm ngoái
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khoảng 13 giờ ngày 12.2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,3 độ vĩ bắc; 112,0 độ kinh đông, trên khu vực phía tây bắc quần đảo Trường Sa. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 8; di chuyển theo hướng tây bắc, tốc độ 5 - 10 km/giờ.Trong 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm lại theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 5 km và ít có khả năng mạnh thêm.Đến 13 giờ ngày 13.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13 độ vĩ bắc; 111,3 độ kinh đông; trên vùng biển phía tây khu vực giữa Biển Đông. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và di chuyển theo hướng tây bắc.Khoảng 13 giờ ngày 14.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 4 độ vĩ bắc; 110,5 độ kinh đông; trên vùng biển ngoài khơi từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và có hoàn lưu ảnh hưởng khá rộng vào đất liền các tỉnh Nam Trung bộ.Từ 48 - 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng bắc tây bắc và suy yếu dần.Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển ngoài khơi từ Bình Định đến Khánh Hòa có mưa rào và giông mạnh, gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động. Vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2 - 3,5 m. Từ ngày 14.2, vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định sóng biển cao 2 - 3 m. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Bộ NN-PTNT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; các bộ: Quốc phòng, Công an, TN-MT, GTVT, Công thương, TT-TT, Ngoại giao quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.Cạnh đó, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Các cơ quan thông tin đại chúng từ T.Ư đến địa phương tăng cường thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó; các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Lan tỏa trên mạng xã hội: Cụ ông 90 tuổi check-in 'nóc nhà Đông Dương'
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.
Theo đó, qua thanh tra 21 trường học, 10 UBND các xã, phường và phòng chức năng của UBND TX.An Khê (Gia Lai) giai đoạn 2022 - 2023, Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã đã thẩm định, phê duyệt quyết toán hàng năm cho các trường học trên địa bàn không đúng quy định về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực vùng III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025… Kết quả, đã chi tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên sai quy định hơn 8,8 tỉ đồng.Trong công tác đầu tư xây dựng tại UBND 10 xã, phường của TX.An Khê đã để xảy ra sai sót về khối lượng thép, bê tông, đơn giá với số tiền hơn 430 triệu đồng. Thanh tra tỉnh Gia Lai đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Chủ tịch UBND TX.An Khê kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trên và kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.Bên cạnh đó, qua thanh tra về quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Tài chính tỉnh Gia Lai đã phát hiện sai phạm hơn 5,6 tỉ đồng. Cụ thể, trong 3 năm (từ 2021 - 2023), sở này đã dùng chi phí phục vụ công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (kinh phí thẩm tra) với số tiền hơn 4,7 tỉ đồng chi cho cá nhân giám đốc sở và 6 công chức của Phòng Tài chính - Đầu tư.Trong đó, ông Nguyễn Anh Dũng (giám đốc sở) được chi hơn 843 triệu đồng; 6 công chức Phòng Tài chính - Đầu tư gồm: Bà Lê Thị Kiều Trinh (trưởng phòng) 765 triệu đồng, ông Lê Trọng Tôn hơn 1,1 tỉ đồng, ông Nguyễn Văn Trung hơn 779 triệu đồng, bà Đoàn Huỳnh Như Liễu hơn 764 triệu đồng, bà Đỗ Thị Ngọc Thảo 375 triệu đồng, ông Phạm Văn Đoàn hơn 7 triệu đồng. Theo Thanh tra tỉnh Gia Lai, trách nhiệm chính đối với những thiếu sót, sai phạm này thuộc về người đứng đầu Sở Tài chính và kế toán, các phòng, cá nhân có liên quan. Sở này cũng sử dụng hơn 315 triệu đồng chi tiếp khách không liên quan đến công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Trong đó chỉ có hơn 138 triệu đồng thể hiện có lịch làm việc thực tế, còn lại hơn 176 triệu đồng chi tiếp khách không có lịch làm việc, không rõ đối tượng tiếp, tiếp khách ngoài tỉnh không đúng quy định. Sở Tài chính tỉnh Gia Lai còn dùng nguồn kinh phí không tự chủ, chi không đúng quy định hơn 989 triệu đồng gồm: Chi sai vận hành các phần mềm hơn 632 triệu đồng; kinh phí Hội đồng thẩm định giá đất chi sai 103 triệu đồng; kinh phí đào tạo, tập huấn hơn 89 triệu đồng; kinh phí cải cách hành chính năm 2020 chi sai hơn 24 triệu đồng; kinh phí sửa chữa nhà làm việc chi sai hơn 35 triệu đồng.Tranh tra tỉnh Gia Lai đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Sở Tài chính tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu sở này và các cá nhân có liên quan tùy theo mức độ sai phạm.
Highlights VBA 2023: Saigon Heat vô địch vòng bảng
Sau thành tích Top 5 - Miss Universe Vietnam 2024, MLee đánh dấu màn trở lại với âm nhạc bằng ca khúc Chín tầng mây, kết hợp cùng rapper Nhật Hoàng. Theo tiết lộ của giọng ca 9X, bài hát là cách để cô kết nối với khán giả trong giai đoạn ấp ủ những dự án âm nhạc chính thức, hứa hẹn ra mắt trong thời gian tới. Dịp này, MLee cũng dành thời gian chia sẻ về những ý kiến trái chiều xoay quanh sự nghiệp của mình, đồng thời bật mí về sự thay đổi của bản thân sau những sóng gió.Tính đến hiện tại, MLee có khoảng 10 năm gắn bó trong lĩnh vực nghệ thuật. Song với nhiều người, nữ ca sĩ chưa có sự bứt phá rõ rệt, vẫn lận đận với nghề. Nhìn nhận về điều này, MLee khẳng định bản thân không áp lực trước sự thành công của những người bạn đồng trang lứa và thấy mình cần cố gắng hơn để chứng minh năng lực trước khán giả. MLee tiết lộ trong thời gian tới, cô muốn tập trung hết sức lực cho âm nhạc, không nghĩ đến việc tham gia sẽ thử sức mình ở một cuộc thi nhan sắc nào khác. Về tin đồn tham gia show thực tế Em xinh, cô không khẳng định song cũng không phủ nhận, chỉ cho biết sẽ không từ chối những cơ hội đến với mình.